Thursday, March 28, 2024
Google search engine
spot_img

Xem tướng dựa vào tinh khí âm dương

Xem tướng phải quan sát đến thần của tinh khí âm dương trong con người.

Từ góc độ âm dương mà luận, xương là dương mà thịt là âm, chủ tể của máu là tinh, gốc của tinh thần là khí, sự phụ thuộc của tinh là thần.

Trong Bần nữ kim kính có nói: Xương cốt và da thịt của người phối hợp hài hòa chủ về người cả đời không gặp tai họa giáng xuống.

Nếu xương cốt thắng da thịt, chủ người có cuộc sống cô độc; nếu da thịt thắng xương cốt chủ về người gặp chuyện không may mà qua đời.

Quỵ nhãn kinh lại cho rằng, người có hình tướng tốt thì 3 tinh phải nuôi dưỡng máu.

Vương Sóc cho rằng: Nuôi dưỡng hình tướng là gốc của mọi sự thay đổi phát triển, đó là khí.

Dịch kinh chỉ ra: sở dĩ vạn vật đều được biến hóa phát triển diệu kỳ là vì trong nó có thần.

Bí quyết lại cho rằng: Một âm một dương hài hòa, cái đạo này do trời phú bẩm định sẵn. Tinh khí bổ sung cho tướng cách, thần là chủ soái của muôn vật.

Xem tướng cũng dựa vào quan sát tam đình bát quái, ngũ nhạc, lời nói, khí sắc…

Tam đình Bát quái: Phải tương xứng với nhau mới là mệnh gọi tài mời phúc

Các bộ vị Tam đình Bát quái đều cân xứng với nhau là tốt lành. Tam đình có Tam đình trên mặt và Tam đình trên cơ thể. Bát quái
có Bát quái trên mặt hoặc trong lòng bàn tay.

Ngọc hổ cho rằng: Tam đình trên thân bao gồm 3 bộ phận là đầu, eo và chân. 3 bộ phận này hài hòa cân xứng và đều nhau là tướng tốt lành. Trong đó người mà đầu có khoảng cách từ mép tóc cửa đến đầu lông mày dài là người tôn quý. Nếu không có phân biệt dài ngắn thì vận số không được phú quý.

Trong Minh độ kinh chỉ ra: Thượng đình trong Tam đình trên mặt là bộ vị từ Thiên trung đến Ấn đường, Trung đình là chỉ bộ vị từ Sơn căn đến Chuẩn đầu; Hạ đình là từ Nhân trung đến cằm. Trần Đồ Nam cho rằng: Người có tướng sắc trong Ngũ hành mà không được ngay chính, cuối đời sẽ chẳng được hưởng phúc lộc, cuộc sống sẽ rất khó khăn.

Bí quyết cho rằng: Tam đình trên mặt và trên cơ thể đều hài hòa cân xứng, Bát quái trên mặt và lòng bàn tay đều tương đối rõ rệt, người như thế không làm quan cũng sẽ trở thành người giàu có.

Ngũ nhạc: Người có Ngũ nhạc cao lớn, rộng thoáng là quý. 

Khi luận đoán tướng người phải quan sát sự cao sâu của Tứ độc và Ngũ nhạc.

Thông tiên lục có chép: Người có Ngũ nhạc rộng cao thoáng không phải kẻ tầm thường.

Trong Hỗn nghi kinh có chép: Người có Tứ độc bằng nông, quá nửa gặp tai họa.

Trong Bí quyết có chép: 5 ngọn núi cùng hướng về, 4 dòng chảy cùng lưu thông. Đức hạnh được hoàn bị mà phúc lộc tự giáng xuông.

Lời nói: Hài hòa hợp lý, suy đi nghĩ lại

Quách Lâm Tông chỉ ra rằng: lời nói có chừng mực, không nói những lời không đúng chuẩn mực, hầu hết là người có đức độ nơi cửa miệng. Người gặp chuyện có thể tự kiềm chế được bản thân, đa phần là người có đức trong tâm.

Dịch kinh chỉ ra rằng: Một người thể hiện ra dáng vẻ bên ngoài điềm tĩnh, không động là người có thể thông qua linh cảm để giao tiếp tư tưởng, tình cảm với người khác.

Trong Bí quyết có nói: Lời nói bất kể là động hay tĩnh đều có cảm ứng với thiên tướng, đó cũng chẳng phải là do hình tướng của người đó tốt đẹp mà là tâm đức của đúc kết lại mà thành.

Khí sắc: Dựa theo sự thay đổi mà đoán định cát hung

Điềm tốt xấu hay những sự tiếc nuối trong vận mệnh của con người có thể thông qua sự phản ánh của khí sắc. Trong đó, điềm tốt xấu là xét từ góc độ được mất mà bàn.

Trong Dịch kinh có chép: Lời nói và hành động của người có thể được là tốt, còn mất là xấu. Trong sự đối lập giữa tốt và xấu, sự tiếc nuối cũng được thể hiện ra ngoài.

Trong Bí quyết có nói: Phần trước luận bàn về đức hạnh của con người, phần này bàn về sự thay đổi trong khí sắc của con người. Nói về đức hạnh của một người cần phải quan sát sự thay đổi của khí sắc, từ đó mới có thể đoán định được điểm tốt xấu trong tướng mạo.

spot_img

Related Articles