Thursday, March 28, 2024
Google search engine
spot_img

Trẻ hay lắc đầu liệu có được coi là bình thường không?

Làm cha mẹ ắt hẳn bạn sẽ thấy vô cùng lo lắng nếu bé cưng nhà mình lắc đầu qua lại liên tục. Nhưng liệu rằng việc trẻ hay lắc đầu đó có liên quan đến một vấn đề bệnh lý nào chăng hay chẳng qua đó chỉ là dấu hiệu con của bạn đang phát triển bình thường?

Suốt những năm tháng đầu đời, các bé sẽ trải qua các cột mốc quan trọng khác nhau liên quan đến các phản xạ và kỹ năng vận động tinh và thô của mình. Khi nhìn thấy con bắt đầu biết lắc đầu, bạn có tâm lý lo ngại rằng liệu có gì đó không ổn. Đôi lúc, bạn sẽ tự hỏi có phải là quá sớm để trẻ học được điều đó hay không? Hơn nữa một số trường hợp trẻ hay lắc đầu lại có liên quan đến các chứng rối loạn thần kinh hoặc phát triển. Thực tế, phần lớn các trường hợp trong số đó lại là bình thường. Vậy tại sao trẻ hay lắc đầu và khi nào thì bố mẹ nên phải lo lắng?

Tìm hiểu nguyên do khiến trẻ hay lắc đầu

Trải qua năm đầu tiên các bé yêu đã có những cột mốc phát triển liên quan đến các kỹ năng phản xạ và vận động: từ nụ cười đầu tiên, lần đầu bé biết mút tay, lần đầu trẻ có thể nhấc được chân và cả những âm thanh bập bẹ đáng yêu nữa.

Rồi đến khi nhìn thấy trẻ lắc đầu thường xuyên, điều đó làm bạn hơi lo lắng. Trong hầu hết các trường hợp, đến thời điểm bé tròn một tháng tuổi, bé đã có khả năng tự mình quay đầu một chút. Khi bé lớn lên thêm nữa thì các kỹ năng cũng sẽ tăng lên tương ứng, các cơ xung quanh cổ cũng phát triển để hỗ trợ động tác quay đầu.

Dưới đây là những lý do phổ biến mà trẻ hay lắc đầu mẹ có thể tham khảo:

1. Lắc đầu là cách mà trẻ kiểm soát cơ thể mình

Hầu hết trẻ sơ sinh có động tác hay lắc đầu như là một phần của việc kiểm soát cơ thể. Các cơ của bé đang phát triển và chúng muốn khám phá để hiểu thêm về cơ thể mình bằng việc bắt chước hành động của mọi người. Vì thế đừng quá băn khoăn nếu nhìn thấy con yêu của mình đang cố gắng lắc đầu, chỉ là bé đang học và kiểm tra xem cơ thể mình hoạt động thế nào thôi.

2. Bé hay lắc đầu cũng có thể là trẻ đang mệt mỏi

Hành động lắc đầu cũng là cách các bé tự dỗ bản thân ngủ khi con cảm thấy mệt mỏi. Sự lắc lư liên tục như vậy gây chóng mặt và khiến chúng ngủ dễ hơn. Vì vậy, nếu con bạn lắc đầu khi buồn ngủ thì đó là mẹo riêng của con để có thể đi vào giấc ngủ nhanh hơn.

3. Trẻ đang bị viêm tai giữa

Đôi khi, tình trạng viêm nướu và viêm tai giữa ở trẻ cũng có thể là nguyên nhân khiến con lắc đầu để cảm thấy thoải mái hơn. Việc bé lắc đầu từ bên này sang bên kia trong khi mọc răng là điều khá phổ biến. Nếu mẹ lo ngại liệu con có thể đang bị sốt, cảm lạnh hay một vấn đề sức khỏe nào đó liên quan đến nhiễm trùng thì khi nhận thấy trẻ lắc đầu liên tục, bạn nên đưa con đi khám.

4. Trẻ lắc đầu khi chơi đùa

Nếu quan sát kỹ, trẻ sơ sinh rất hay lắc đầu khi nằm sấp hoặc ngửa và đôi khi hành động này cũng là cách bé tương tác với mọi người. Trong khoảng thời gian trẻ từ 6 đến 8 tháng, bạn có thể sẽ bắt gặp trẻ bắt chước hành động của mọi người trong nhà.

5. Kiểm tra khả năng vận động của mình

Đôi lúc, các bé sẽ hơi hiếu động và tò mò muốn biết rằng chúng có thể điều khiển cơ thể mình đến mức nào. Khi được 5 đến 6 tháng tuổi thì các bé sẽ lắc đầu hay thậm chí là vận động cả cơ thể của chúng. Thực tế là chúng ta có vẻ hơi đáng sợ khi nhìn thấy con yêu lắc đầu liên tục, nhưng điều đó hoàn toàn bình thường và hành động này cũng là tiền đề để trẻ học cách ngồi nữa đấy.

6. Lắc đầu cũng là cách trẻ bám vào mẹ khi bú

Hầu hết các bé sẽ lắc đầu như một cách thể hiện sự cố gắng bám vào mẹ khi đang bú. Một khi đã quen thì trẻ lại càng lắc đầu phấn khích hơn nữa. Điều này sẽ thường diễn ra trong ba tháng đầu và nó có ý nghĩa giúp bé kiểm soát phản xạ cơ bắp và học cách bám dễ dàng hơn.

Trẻ hay lắc đầu có phải biểu hiện của bệnh về thần kinh?

Khi trẻ lắc đầu liên tục từ bên này sang bên kia thì đó không phải là dấu hiệu của việc trẻ mắc các bệnh về thần kinh hay tự kỷ. Tuy nhiên, nếu con có một số dấu hiệu khác kèm theo thì cha mẹ nên lưu ý.

Những hành vi khác thường này ở trẻ có thể dễ dàng quan sát được khi bé đã đạt 18 tháng tuổi. Và hầu hết mẹ sẽ khó nhận biết các dấu hiệu đó rõ nét khi mà trẻ đã được 3 tuổi. Dưới dây là một số dấu hiệu điển hình dễ nhận biết:

1. Trẻ thiếu tương tác

Nếu trẻ không có sự tương tác nhiều với các thành viên trong gia đình hay không có phản xạ khi người khác gọi tên hoặc các âm thanh khác, không có các biểu hiện cảm xúc, thể hiện sự hứng thú thì cần có sự trợ giúp về y tế. Bạn nên đưa con đến các bênh viện lớn có chuyên khoa tâm lý để các bác sĩ đánh giá.

2. Có tín hiệu giao tiếp kém

Một đứa trẻ hoàn toàn khỏe mạnh sẽ có những cử chỉ tích cực hay các cử động tay để giao tiếp với mọi người xung quanh. Hầu hết các bé từ 7 đến 8 tháng tuổi đều chỉ vào đồ vật và cũng tạo ra âm thanh để bày tỏ một điều gì đó bản thân muốn nói. Trẻ mắc bệnh về thần kinh sẽ không thể sử dụng cử chỉ một cách phù hợp và cũng như có âm lượng giọng nói kém.

3. Suy giảm cũng như thiếu hụt các kỹ năng cần thiết

Trẻ đang mắc bệnh tâm thần sẽ có kỹ năng ngôn ngữ cũng như kỹ năng hiểu biết kém hơn khi chúng lớn lên. Chúng hầu như ít giao tiếp bằng mắt với mọi người và càng hiếm khi tương tác với những người xung quanh. Ở dấu hiệu này, mẹ nên chú ý quan sát trẻ vào giai đoạn mà bé được 9 đến 12 tháng tuổi sẽ rõ hơn.

4. Lặp lại các hành vi hay chuyển động của mình

Trẻ mắc bệnh tâm thần có thể có các cử động lặp đi lặp lại hoặc thể hiện một số hành vi lạ và không biểu hiện sự hào hứng hay dấu hiệu muốn học hỏi những điều mới mẻ. Bạn nên đưa trẻ đi khám nếu nhận thấy con có những biểu hiện tương tự như vậy.

5. Bé hay lắc đầu, có thể con đang mất kiểm soát

Nếu bỗng dưng bắt gặp con của bạn đang đập đầu vào tường, vào thành cũi hoặc thậm chí sử dụng nắm đấm của mình để đập vào tường mặc dù tay bé bị bầm tím, thì bạn nên đưa con đi khám càng sớm càng tốt. Ngoài ra, bé thậm chí có thể lắc đầu dữ dội trong những lúc lo lắng hoặc thường xuyên trong một thời gian dài.

6. Mất các cột mốc phát triển

Các mốc phát triển của trẻ cũng được xem như là một giá trị tham khảo để cha mẹ có thể đánh giá chính xác được sự phát triển của con mình, nhất là vào những năm đầu đời. Trẻ 3 tháng tuổi đã có thể lật được một phần, trẻ 7 tháng tuổi trẻ đã có thể ngồi vững, trẻ 9 tháng có thể bò… Đây là những dấu mốc kỹ năng vận động quan trọng ở trẻ.

Nếu phát hiện bé không đạt các mốc phát triển đúng với tuổi của mình thì đó cũng là dấu hiệu đáng lo ngại thể hiện trẻ đang có nguy cơ mắc các bệnh tâm thần.

Làm thế nào để ngăn trẻ lắc đầu liên tục?

Việc trẻ hay lắc đầu liên tục sẽ khiến các bé cảm thấy buồn ngủ hoặc chóng mặt nữa. Mẹ có thể làm theo các mẹo dưới đây để phần nào giúp bé hạn chế lắc đầu thường xuyên:

1. Ngưng chú ý đến trẻ

Việc ngừng chú ý và không phản ứng lại khi bé đang lắc đầu sẽ không kích thích trẻ làm việc đó nhiều hơn.

2. Theo dõi tần suất cũng như thời lượng mà trẻ lắc đầu

Mẹ cũng nên theo dõi tần suất và khoảng thời gian một lần mà trẻ lắc đầu. Diều này giúp bạn có thể tìm ra nguyên nhân việc con lắc đầu có phải là hiện tượng liên tục, lặp đi lặp lại có liên quan đến sự chú ý của bạn hay không.

3. Bé hay lắc đầu, mẹ hãy thử thay đổi môi trường

Đôi khi một số tác nhân trong môi trường xung quanh lại khiến trẻ muốn lắc đầu, chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng chói…. Mẹ có thể quan sát xem ở môi trường nào hay khu vực nào mà trẻ hay lắc đầu nhiều nhất, sau đó nên cố gắng mang lại sự thay đổi cho môi trường đó để xem trẻ còn tiếp diễn hành động lắc đầu hay không. Nếu điều đó không mang lại kết quả thì nên đưa bé đến một không gian khác yên tĩnh hơn.

4. Hãy thử kỹ thuật thư giãn

Thử xoa bóp trẻ với các loại dầu mát xa tốt cho trẻ nhỏ. Việc massage nhẹ nhàng khiến bé dễ chịu cũng là cách để làm dịu phản xạ của bé.

Trẻ hay lắc đầu, khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

Nếu trường hợp trẻ biểu hiện những dấu hiệu dưới đây đi kèm với việc lắc đầu liên tục thì mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám ngay:

  • Không có sự tương tác nhiều với bố mẹ hoặc người thân trong gia đình
  • Rất ít hoặc không có tiếp xúc mắt hay có những chuyển động mắt bất thường
  • Khi giận giữ hoặc không thích điều gì thì bứt tóc, đập tay chân hay đầu vào tường
  • Lắc đầu nhiều khi lo lắng
  • Cực kỳ nhạy cảm với một số loại âm thanh, không trả lời, không ngoảnh lại khi nghe gọi tên mình
  • Không bị lôi cuốn vào các món đồ chơi cũng như không muốn đòi cha mẹ ẵm bế

Trẻ con đặc biệt là các bé sơ sinh hay thường làm những điều kỳ lạ khi chúng cố gắng làm dịu bản thân. Khi chúng đang ngủ, sẽ không có gì lạ khi thấy bé đập đầu, nghịch tóc hoặc vuốt ve tai, bụng, hay thậm chí vung chân đá tứ tung. Việc trẻ hay gật đầu cũng thế, nhưng tốt nhất vẫn nên phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của trẻ thì mẹ vẫn nên tham khảo qua ý kiến của bác sĩ.

spot_img

Related Articles