Bóng chuyền hơi trong một vài năm trở lại đây mới bắt đầu được phổ biến dần, vẫn còn rất nhiều người chưa được biết đến, nhất là giới trẻ, điều này cũng bởi môn thể thao này chủ yếu phù hợp với các bác trung tuổi hơn. Vậy có bao nhiêu bạn tự tin mình đã nắm rõ luật thi đấu bóng chuyền hơi rồi?
Dù đối tượng chơi nhiều chủ yếu là các bác trung niên, nhưng không có nghĩa là các đối tượng trẻ không chơi được. Bóng chuyền hơi cũng tương tự như bóng chuyền quốc tế là có nhiều cách thức khác nhau.
Những cách thức chơi bóng chuyền hơi
Nếu đã từng chơi môn thể thao này, không ít thì nhiều chắc hẳn bạn đã từng được nghe về luật đánh bóng chuyền hơi. Nó cũng được chia ra thành nhiều thể thức chơi khác nhau như:
Chơi bóng chuyền hơi giải trí: Nếu chỉ là chơi bóng chuyền hơi để giả trí thì chỉ cần phân đội bằng nhau cà chuyền bóng qua lại. Cũng không đòi hỏi về về hình thức hay luật lệ. Miễn sao 2 bên tự thỏa thuận cơ bản trước khi chơi là được.
Chơi bóng chuyền hơi thi đấu: Khác với hình thức chơi giải trí vui để rèn luyện sức khỏe, người chơi trong thi đấu cần phải nắm rõ luật bóng chuyền hơi thi đấu. Để đủ điều kiện tham gia thi đấu bóng chuyền hơi nói riêng và các môn thể thao nói chung. Nó đòi hỏi người tham gia thi đấu phải có sức khỏe dẻo dai, có tinh thần tích cực cùng kỹ năng đã được trau chuốt, rèn luyện.
Những luật thi đấu bóng chuyền hơi cơ bản
Luật thi đấu bóng chuyền hơi hiện nay được quy định có 3 điểm chính đó là: sân bóng; đội bóng và vận động viên; thi đấu. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều quy định bên lề khác, nên chúng tôi sẽ liệu kê chi tiết. Rất nhiều người chơi không biết luật thi đấu chính thức bao gồm những nguyên tắc nào.
Sân bóng
Sân dùng để thi đấu có hình chữ nhật, mặt sân phải là mặt phẳng không có vật cản và có chiều dài 12m, chiều rộng 6m. Khu vực xung quanh sân cách sân đâu phải ít nhất 5m và không được có vật cản. Khoảng không trên sân đấu tính từ mặt sân lên phải tối thiểu 5m mà không có vật cản nào.
Lưu ý: Mặt sân được làm bằng vật liệu không gồ ghề, không trơn ướt cũng phải bằng phẳng. Nói tóm lại là không có bất vật gì có thể gây chấn thương cho các cầu thủ trên sân.
Các vạch sử dụng làm vạch giới hạn trên sân có màu trắng, có chiều rộng 5cm. Phần độ rộng trong biên ngang và biên dọc vẫn phải thuộc phạm vi trong sân thi đấu.
Đường giữa là đường ngăn cách giữa 2 phần sân đấu. 2 điểm nối của đường giữa chạm 2 biên dọc. Mỗi bên sân có khoảng bằng nhau là 6m. Ngoài ra còn một đường nữa song song với trụ giữa sân là 2m, đường này gọi là đường hạn chế.
Khu phát bóng
Ở 2 đầu của sân đấu, mỗi bên sân đều vẽ 2 vạch để đánh dấu là vị trí phát bóng. Mỗi vạch có chiều dài là 20cm và để cách biên dọc 25cm. Khoảng cách từ 20cm – 25cm được gọi là khu phát bóng – khu này được kéo dài không giới hạn về phía sau.
Quy định về lưới và cột lưới
Trong thi đấu chuẩn quốc tế, Lưới chơi bóng chuyền hơi có chiều dài 7m, chiều rộng 1m được căn từ góc trên cột xuống đúng với trục giữa sân. Lưới sử dụng có màu tối, mắt lưỡi có kích thước 10 X 10 cm. Viền mép trên được khâu bằng vải bạt có chiều rộng 5cm. Để làm lưới thật căng, ban tổ chức sẽ luồn một sợi dây thừng hoặc dây cáp mềm để luồn bên trong. Mép dưới sẽ dùng loại dây mềm để kéo cố định với hai cột lưới.
Chiều cao của lưới khác nhau: Chiều cao lưới chơi bóng chuyền hơi cho nam giới là 2m20, của nữ là 2m. Nếu chiều cao lưới của Nam giảm xuống là 2m thì của nữ cũng được giảm xuống chỉ còn 1m80 thôi. Trường hợp dùng dưới có chiều cao thấp hơn là đối tượng thi đấu là những người trên 69 tuổi với nữ, 65 tuổi với Nam giới.
Cột lưới gồm có 2 cái được đặt tại vị trí giữa sân để ngăn đôi 2 đội. Và vị trí đặt phải cách mép biên dọc 0,50m.
Angten: Hay còn lại là cọc giới hạn, tổng cộng có 2 cọc có chiều dài 1,8m và đường kính 1cm. Vật liệu làm cột Angten là chất dẻo, có sơn màu kẻ sọc màu trắng – đỏ, sẽ kẽ một khoảng 10cm. Cột giới hạn được đặt ở hai đầu lưới thẳng với mép bên dọc, có chiều cao hơn lưới khoảng 80cm. Nó có tác dụng làm mốc giới hạn hai bên lưới.
Quy định về quả bóng
Đối với thi đấu bóng chuyền hơi, quả bóng là vật quan trọng nhất. Để đảm bảo cho một trận đấu diễn ra trọn vẹn, quả bóng phải đảm bảo về chất liệu, kích thước, màu sắc cũng như là trọng lượng…
- Vật liệu: Bóng được tạo ra phải bằng vật liệu nhựa mềm
- Màu sắc: Trong thi đấu chính thức hiện nay chỉ chấp nhận màu sắc bóng là màu vàng đồng nhất
- Chu vi: 80 – 83 cm
- Khối lượng: Rất nhẹ, chỉ khoảng 100 – 120gr
- Độ căng: Độ căng chuẩn nhất được cho là phù hợp được tính bằng cách sau: Để quả bóng lên cao cách mặt đất 1m, nếu thả rơi tự do bóng chạm đất rồi nẩy lên một khoảng cao 40cm là độ căng chuẩn.
Quy định về đội bóng
Mỗi đôi được có tối đa là 10 người, 1 huấn luyện, 1 lãnh đội. Nhưng số người được đứng sa sân thi đấu chỉ là 5 người, những người này đều phải đã được đăng ký tham dự giải và được ghi trong biên bản mới được chơi chính thức. Cả 2 đội trưởng của mỗi bên đều phải đeo băng đỏ ở tay, hoặc cài vào trước ngực để bất kỳ ai cũng có thể quan sát thấy. Các vận động viên khác sẽ làm theo hướng dẫn của đội trưởng khi đứng trên sân đấu.
Huấn luyện viên và vận động viên
Cả HLV và VĐV đều phải nắm rõ luật chơi bóng chuyền hơi, họ đều phải có những hành vi chuẩn mực trong ứng xử, nghĩa là phải tôn trọng trọng tài, tôn trọng đối phương. Không được có những hành động khiếm nhã, càng không được cố ý kéo dài thời gian trận đấu.
Trước mọi trận thi đấu, trọng tài cần phải đăng ký tên, đăng ký số áo vào biên bản thi đấu. HLV là người đảm nhiệm việc nộp số báo vị trí cho các vận động viên của mình.
Quy định về trang phục thi đấu
Các thành viên trong cùng một đội phải có trang phục thống nhất, và đồng nhất về màu sắc, kiểu cách. Hãy sử dụng giày đế mềm để mang lại hiệu quả tốt nhất trong trận đấu. Chữ in trên ao có nét rộng ít nhất là 2cm, được đánh số từ 1 – 10 để phân biệt.
Tiến hành thi đấu
Trong một trận đấu chia ra làm 3 trận, sau mỗi 1 hiệp trọng tài sẽ cho đội trưởng 2 đội bốc thăm chọn phần sân và chọn quyền phát bóng. Có 5 phút cho mỗi đội khởi động trước khi vào hiệp đấu. Thời gian 2 hiệp đầu là 3 phút, hiệp 3 là 5 phút.
Đội nào ghi được 8 điểm trước sẽ hiệp quyết thắng thì sẽ đổi sân luông và không có thời gian nghỉ. Khi có vận động viên bị thương, trọng tài sẽ thổi còi dừng trận đấu, và cho thay người. Trường hợp đội không muốn hoặc không thể thay người, trọng tài sẽ cho vận động viên bị thương nghỉ 3 phút. Nếu không thể tiếp tục đấu thì được tính thua hiệp, nhưng vẫn giữ tỷ số điểm và số hiệp.
Vị trí trên sân
Đội hình thi đấu của hai đội là hàng trước có 3 người, hàng sau có 2 người. Thông thường vị trí bên phải sẽ là các số 2, trái là số 4 và số 3 ở vị trí giữa, số 5 và số 1 sẽ ở vị trí hàng sau. Số 1 bên phải, số 5 bên trái. Trước khi trở về vị trí của từng vận động viên, họ cần xếp hàng lại để báo vị trí và chào nhau. Vị trí khi đã được báo cần được giữ nguyên trong suốt trận đấu.
Quy định về hội ý
Môi một hiệp đấu sẽ được phép hội 2 lần, thời gian hội ý chỉ đúng 1 phút. Khi bóng bị chết HLV và đội trường sẽ là người có thể yêu cầu trọng tài cho hội ý. Nếu trọng tài không cho phép cũng sẽ không được áp dụng.
Quy định về thay người
Mỗi một hiệp mỗi bên được phép tay tối đa là 5 người, khi có người vào sân thì người bị thay phải ra ngoài sân. HLV và đội trưởng là người được đề nghị trọng tài thay người trong quá trình chơi. Người được thay phải chuẩn bị sẵn sàng đợi đứng ở vị trí khu 2m, nếu người thay không sẵn sàng thì sẽ phạt tạm và dừng để hội ý.
Kết quả trận đấu
Đội nào đạt tới 25 điểm trước và cách đối phương liền 2 điểm thì sẽ tính thắng hiệp. Ở hiệp thứ 3 đội nào đạt đến 15 điểm trước và cách đối phương liền 2 điểm sẽ được tính là thắng hiệp. Đội nào thắng 2/3 hiệp thì sẽ là đội thắng trận.
Đội nào có thành viên hay cả đội không đến đúng giờ, mà lý do không chính đáng sẽ bị cho là bỏ cuộc, đội còn lại mặc nhiên là đội thắng cuộc.
Trên đây là toàn bộ luật bóng chuyền hơi thi đấu quốc tế. Hãy dành một chút thời gian ra để đọc và tìm hiểu để có thể áp dụng và sử dụng tốt hơn trong môn bóng chuyền hơi.