Sunday, November 3, 2024
Google search engine
spot_img

Bệnh Tay – Chân – Miệng

Tổng quan về bệnh Tay – Chân – Miệng

Bệnh tay – chân – miệng là một bệnh phổ biến do virus gây ra, thường ở trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 5 tuổi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh có thể xảy ra ở người lớn. Các triệu chứng của bệnh tay – chân – miệng bao gồm sốt, các vết loét rộp trong miệng (mụn rộp), và phát ban trên da.

Bệnh tay – chân – miệng là do virus thuộc họ (nhóm) Enterovirus. Nhóm virus này bao gồm polio virus (virus gây bại liệt), coxsackie virus, echo virus, và entero virus.

  • Coxsackie virus A16 là nguyên nhân gây bệnh tay – chân – miệng phổ biến nhất ở Mỹ, nhưng các loại coxsackie virus khác có liên quan đến bệnh này.
  • Entero virus 71 cũng có mối liên quan với bệnh tay – chân – miệng và sự bùng phát dịch bệnh này.

Bệnh tay – chân – miệng thường bị nhầm lẫn với bệnh chân – miệng (cũng được gọi là bệnh lở mồm long móng), một căn bệnh ở gia súc, cừu, và lợn. Tuy nhiên, hai bệnh này do các loại virus khác nhau gây ra và không liên quan đến nhau. Con người không mắc bệnh này từ động vật, và động vật không mắc bệnh tay-chân-miệng từ người.

Các dấu hiệu và triệu chứng

Bệnh tay – chân – miệng thường bắt đầu với triệu chứng sốt, chán ăn, cảm thấy không khỏe (khó chịu), và đau họng. Sau khi sốt 1 đến 2 ngày, có các vết loét đau phát triển trong miệng (mụn rộp). Các vết này đầu tiên là các chấm mẩn nhỏ màu đỏ sau đó phồng rộp và thường trở thành vết loét. Các vết loét thường ở thành sau của miệng. Phát ban trên da phát triển trong 1-2 ngày. Nốt phát ban phẳng hoặc phồng thành các nốt đỏ, và thỉnh thoảng có các nốt rộp. Phát ban thường xuất hiện ở lòng bàn tay và bàn chân và cũng có thể xuất hiện trên đầu gối, khuỷu tay, mông hoặc vùng sinh dục.

Một số người, đặc biệt là trẻ nhỏ, có thể bị mất nước nếu không thể uống đủ nước do đau đớn khi bị lở miệng.

Người nhiễm virus gây bệnh tay – chân – miệng có thể không mắc tất cả các triệu chứng của bệnh. Họ có thể chỉ bị lở miệng hoặc phát ban trên da.

Các biến chứng

Các biến chứng sức khỏe từ bệnh tay – chân – miệng là không phổ biến.

Một số biến chứng bao gồm:

  • Viêm màng não “vô khuẩn” hay viêm màng não do virus có thể xảy ra với bệnh tay – chân – miệng nhưng hiếm gặp.  Nó gây sốt, nhức đầu, cứng cổ, hoặc đau lưng.
  • Viêm não có thể xảy ra, nhưng thậm chí còn hiếm gặp hơn.
  • Các trường hợp bị bong móng tay và móng chân đã được báo cáo, xảy ra chủ yếu ở trẻ em trong vòng 4 tuần bị bệnh tay – chân – miệng. Hiện tại vẫn chưa biết việc bong móng có phải là do bệnh tay – chân – miệng gây ra hay không. Tuy nhiên, trong các báo cáo thu được, bong móng chỉ là hiện tượng tạm thời và móng sẽ mọc lại mà không cần điều trị y tế.

Lây truyền bệnh

Các virus gây bệnh tay – chân – miệng có thể được tìm thấy trong các chất dưới đây ở người bệnh:

  • Dịch tiết ở mũi và họng (như nước bọt, nước dãi, hoặc mũi nhầy),
  • dịch ở vết loét rộp, và
  • phân.

Người bệnh có thể lây truyền vi rút gây bệnh tay – chân – miệng qua:

  • tiếp xúc cá nhân gần,
  • không khí (thông qua ho hoặc hắt hơi),
  • tiếp xúc với phân,
  • các vật và bề mặt nhiễm virus.

Ví dụ, bạn có thể mắc bệnh qua ôm hôn người có bệnh tay – chân – miệng hoặc chạm vào tay nắm cửa có virus và sau đó chạm vào mắt, miệng hoặc mũi.

Bạn có thể nhiễm virus gây bệnh tay – chân – miệng nếu uống phải nước ở các địa điểm vui chơi giải trí, chẳng hạn như nước trong bể bơi. Tuy nhiên, điều này không quá phổ biến. Điều này dễ xảy ra hơn nếu nước bị nhiễm phân của người mắc bệnh tay – chân – miệng, và không được xử lý phù hợp bằng clo.

Thông thường, người có bệnh tay – chân – miệng dễ lây lan nhất trong tuần đầu tiên mang bệnh. Đôi khi người bệnh có thể truyền bệnh nhiều ngày hoặc nhiều tuần sau khi hết các triệu chứng. Một số người, đặc biệt là người lớn, nhiễm virus gây bệnh tay – chân – miệng mà không phát triển bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên, họ vẫn có thể lây truyền bệnh. Điều này giải thích tại sao mọi người cần luôn cố gắng giữ gìn vệ sinh tốt (ví dụ như rửa tay) để họ có thể giảm thiểu khả năng lây bệnh hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh.

Bạn nên ở nhà khi mắc bệnh tay – chân – miệng. Cần trao đổi với cán bộ y tế nếu bạn không chắc khi nào nên quay lại làm việc hoặc đi học hay khi nào nên gửi trẻ đi học lại.

Bệnh tay – chân – miệng không lây truyền sang hoặc từ vật nuôi và các động vật khác.

Chẩn đoán

Bệnh tay – chân – miệng là một trong nhiều bệnh nhiễm trùng gây lở loét miệng. Các cán bộ y tế thường có thể nhận biết sự khác biệt giữa lở miệng do bệnh tay – chân – miệng gây ra hoặc do các nguyên nhân khác gây ra bằng cách xem xét –

  • người bệnh bao nhiêu tuổi,
  • những triệu chứng ở người bệnh, và
  • phát ban và lở miệng trông như thế nào

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng để thu thập các mẫu bệnh phẩm từ họng hoặc phân và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm virus.

Phòng ngừa bệnh

Chưa có vắc xin bảo vệ chống lại các virus gây bệnh tay – chân – miệng.

Một người có thể giảm nguy cơ lây nhiễm bằng cách thực hiện các hành vi dưới đây:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là sau khi thay tã và sử dụng nhà vệ sinh
  • Làm sạch và khử trùng thường xuyên các bề mặt tiếp xúc và các đồ vật bẩn, bao gồm cả đồ chơi.
  • Tránh tiếp xúc gần như hôn, ôm, hoặc dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc cốc chén với người bị bệnh tay – chân – miệng.

Một người bị lở miệng có thể bị đau khi nuốt nhưng họ cần phải uống đủ nước. Những người không thể uống đủ nước cần được truyền tĩnh mạch để bổ sung nước.

Điều trị

Chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay – chân – miệng. Tuy nhiên, có thể làm giảm triệu chứng bằng một số cách dưới đây:

  • Uống các thuốc không cần kê đơn để giảm đau và hạ sốt (Chú ý: Không nên dùng Aspirin cho trẻ em.)
spot_img

Related Articles