Sunday, May 5, 2024
Google search engine
spot_img

8 Điều Luật Tennis Đánh Đôi Cơ Bản – Cách Tính Điểm Đánh Đôi Tennis

Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về luật chơi tennis đánh đôi một cách chi tiết và ngắn gọn nhất. Giúp bạn luyện tập đánh đôi khi chơi tennis được dễ dàng hơn, tránh phạm phải những lỗi không đáng có.

1. Luật Về Sân Tennis Đánh Đôi

Để đánh đôi, sân có chiều rộng 10,97 m tức là mỗi bên rộng thêm 1,37 m so với sân đánh đơn.

Trận đấu đôi tennis 

2. Luật Về Thứ Tự Giao Bóng Khi Đánh Đôi

Thứ tự giao bóng sẽ được quyết định khi bắt đầu mỗi set:

Đôi được quyền giao bóng ở game thứ nhất sẽ cử người thực hiện giao bóng trước và bên đối phương cũng sẽ cử người giao bóng đầu tiên ở game thứ hai. Đồng đội người giao bóng game thứ nhất sẽ giao bóng ở set thứ ba; đồng đội người giao bóng game thứ hai sẽ giao bóng game thứ tư và trình tự đó được tiếp tục trong các game tiếp theo của set.

Tình huống: Khi đánh đôi, một đồng đội không đến được đúng giờ, đấu thủ còn lại xin thi đấu một mình với đôi của đối phương có được không?

Quyết định: Không.

3. Luật Thứ Tự Đỡ Giao Bóng Trong Đánh Đôi

Thứ tự đỡ giao bóng sẽ được quyết định trước khi bắt đầu mỗi set:

Đôi đỡ giao bóng ở game đầu sẽ chọn ra người đỡ bóng trước và người đó sẽ tiếp tục đỡ giao bóng đầu tiên ở các game lẻ của set đó. Đôi đối phương cũng như vậy, quyết định ai đỡ giao bóng trước ở game thứ hai và đấu thủ này tiếp tục đỡ giao bóng trước ở các game chẵn của cả set. Đồng đội đỡ giao bóng luân phiên từ đầu đến cuối mỗi game.

Tình huống: Trong đánh đôi đồng đội của đấu thủ giao bóng hoặc đỡ giao bóng có được phép đứng ở vị trí che tầm nhìn của đấu thủ đỡ giao bóng hay không?

Quyết định: Được. Đồng đội của đấu thủ giao bóng và đồng đội của đấu thủ đỡ giao bóng có quyền đứng ở bất kỳ chỗ nào bên phía sân mình, kể cả ở ngoài sân.

Vị trí đứng khởi đầu của các tay vợt trên sân tennis

4. Luật Giao Bóng Không Đúng Thứ Tự Trong Đánh Đôi

Nếu một đấu thủ giao bóng không đúng thứ tự, đấu thủ cùng đội phải giao bóng ngay sau khi lỗi được phát hiện. Những điểm đã tính trước đó vẫn giữ nguyên. Nếu game kết thúc trước khi phát hiện lỗi thì trình tự giao bóng tiếp tục theo trình tự đã nhầm.

5. Lỗi Và Thứ Tự Đỡ Giao Bóng Trong Đánh Đôi

Nếu trong một game, thứ tự đỡ giao bóng bị thay đổi bởi những người đỡ giao bóng thì lỗi đó tiếp tục cho đến hết game, khi lỗi được phát hiện. Các đấu thủ sẽ quay trở lại đúng trình tự đỡ giao bóng ban đầu ở game tiếp sau của set đó.

6. Lỗi Giao Bóng Trong Đánh Đôi

Giao bóng hỏng như đã quy định ở điều 10 hoặc nếu bóng chạm vào đồng đội của đấu thủ giao bóng. Nhưng nếu bóng được giao chạm đồng đội đấu thủ đỡ giao bóng không phải là một quả đánh lại như điều 24a trước khi bóng chạm sân thì đấu thủ giao bóng được điểm.

7. Luật Đánh Bóng Trong Đánh Đôi

Sau quả giao bóng, bóng có thể được đánh đi, đánh lại bởi bất kỳ đấu thủ nào của đôi. Nếu một đấu thủ chạm vào bóng đang trong cuộc bằng vợt của mình trái với luật thì đối phương sẽ thắng điểm.

Ghi chú: Trừ trường hợp có quy định khác, mọi điều đã nói trong luật này đối với đấu thủ nam cũng bao gồm cho cả nữ.

8. Chỉ Dẫn Về Kẻ Sân Đánh Đôi

Thông thường người ta hay kết hợp sử dụng sân đơn và sân đôi.

Trước hết phải chọn vị trí của lưới, kẻ một đường thẳng dài 12,8 m. Đánh dấu ở giữa (dấu X như hình vẽ), từ đó đo đạc và định hướng về mỗi phía để xác định các điểm

– Từ 4,11 m đến điểm a và điểm b nơi mà lưới cắt phía trong đường biên dọc.

– Từ 5,03 m đến vị trí cọc chống đơn (thanh gỗ) n- n.

– Từ 5,49 m đến điểm A, B nơi mà lưới cắt phía ngoài đường biên dọc.

– Từ 6,40 m là vị trí cột lưới NN, vị trí cuối cùng của đường kẻ chính 12,8 m.

Đóng cọc đánh dấu 2 điểm A và B và buộc vào mỗi cọc đó một sợi dây. Cọc A đo theo đường chéo sân một đoạn 16,18 m và ở cọc B đo một đoạn 11,89 m theo đường biên dọc của sân. Kéo thẳng hai sợi dây và chúng gặp nhau tại điểm C, đó là một góc sân ta đã có.

Theo cách làm như trên, sẽ có được góc D của sân. Ta có thể kiểm tra quá trình thực hiện vừa qua bằng cách đo độ dài đoạn CD – đường cuối sân có độ dài đúng bằng 10,97 m.

Lúc này có thể đánh dấu điểm giữa I và cả hai điểm cuối của đường biên trong c, d cách C, D là 1,37 m. Đường giữa sân và vạch phát bóng có thể đánh dấu bằng các điểm F, H, G bằng khoảng cách 6,40 m từ lưới kẻ dọc theo các đường b, c, XI, ad.

Phần sân bên kia lưới cũng làm như vậy để hoàn thành cả mặt sân.

Ghi chú:

– Khi chỉ cần kẻ sân đơn thì không cần các đường nằm ngoài a, b, c, d nhưng sân thì vẫn theo số đo như ở trên. Việc lựa chọn góc của đường cuối (c,d) có thể tìm bằng cách buộc 2 sợi dây vào 2 điểm a,b thay cho 2 điểm A, B và sau đó sử dụng số đo dài 14,46 m và 11,89 m và cột lưới sẽ ở vị trí n, n và lưới đơn (10 m) có thể được sử dụng.

– Khi kết hợp cả sân đơn và sân đôi và dùng lưới đánh đôi cho cả đánh đơn và lưới phải được đặt 2 cọc chống có chiều cao 1,07 m ở điểm nối đặt cọc chống đơn. Nếu cọc vuông thì cạnh tiết diện không quá 7,5 cm. Tâm của cọc chống đơn cách mép ngoài đường biên dọc sàn đơn là 0,94m ở mỗi bên.

Để đánh dấu vị trí đặt cọc chống đơn ở điểm n, n đánh dấu chữ thập + bằng sơn trắng.

Trên đây là tất cả những quy định chung được quy định rõ ràng trong Luật chơi tennis cơ bản do Liên đoàn Quần vợt thế giới (ITF) quy định. Việc tìm hiểu thông tin một cách chi tiết sẽ giúp bạn không có cảm giác bỡ ngỡ mỗi khi lên sân.

spot_img

Related Articles